Diễn Đàn Vịnh Xuân Đà Nẵng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kĩ Thuật và phân tích đòn Than thủ trong vịnh xuân

Go down

Kĩ Thuật và phân tích đòn Than thủ trong vịnh xuân Empty Kĩ Thuật và phân tích đòn Than thủ trong vịnh xuân

Bài gửi by Thanh Long Master Mon Jun 27, 2016 2:34 pm

Than Thủ (Tan Sau)

Than Thủ tiếng Trung là Tan Sau (đọc là “than sẩu“), nghĩa là bàn tay tản lực. Đây là đường quyền quan trọng nhất của VXHK, vừa thủ vừa công hữu hiệu vô cùng. Nếu các bạn không có thời gian để luyện võ thường xuyên, thì chỉ cần 5 phút mỗi ngày tập Than Thủ thì có lẽ sau 1 thời gian đã có thể tự vệ theo phản xạ tự nhiên.


Than thủ là gì?
Than thủ là đòn đỡ lợi hại nhất và đặc trưng nhất của Vịnh Xuân Quyền. Than thủ là cách gọi theo phiên âm, còn nếu gọi đúng theo ý nghĩa thì nó phải là Tản hủ hoặc Tán thủ. Ý nghĩa của nó cũng chính là ở từ Tán/Tản đó mà ra.

Mục đích của Than thủ
Mục đích chính của Than thủ chính là tản lực của đối phương. Nó làm tiêu tán và giúp chúng ta chiếm lĩnh lấy trung lộ của đối phương, để vừa phòng thủ với ít sức lực nhất lại tạo điều kiện cho ta tấn công ngay tức thì.

Than thủ còn có thể được tập thường xuyên để rèn luyện tinh thần của các nguyên tắc cơ bản của VXQ. Nó giúp chuẩn hoá tấn pháp và khoá khớp toàn thân tạo thành nhất thốn kình.

Kỹ thuật Than Thủ
Nguyên tắc kỹ thuật như sau:

Khuỷ tay ở cạnh trung lộ trong khu cổ tay chiếm lĩnh trung lộ, cả tay tạo thành hình một nửa của Parabol.
Khuỷ tay trùng xuống để cẳng tay tạo góc khoảng 30 độ so với mặt đất.
Bàn tay song song với mặt đất như đang bưng khay trà.
Ngón tay chụm lại thành đường thẳng sát nhau, ngón cái gập lại, không thể bẻ được.
Khuỷu tay ở cao hay thấp và độ duỗi dao động tuỳ thuộc vào khoảng cách của ta và đối thủ và cách áp dụng công hay thủ.
Hãy tập đúng như trên hình và bạn sẽ cảm nhận được nội công thâm hậu.

Nguyên tắc sử dụng
Tương tự với các đòn tay khác, ta phải áp dụng triệt để những quy tắc sau:

Nếu họ đánh vào chấn thủy thì ta có thể dùng khuỷu tay để đỡ cổ tay đối thủ.
Nếu họ đánh ngoài trung lộ hoặc dưới chấn thuỷ ta cũng dùng kỹ thuật tiền trảm hậu tấu, xuyên tay Than thẳng thẳng vào cổ họ vì theo nguyên tắc Trung Tâm Tuyến ta thắng.
Tuyệt đối không chặn gần cổ tay đối thủ, vì càng gần cổ tay thì càng thuận lợi chuyển đòn bàn tay thành cùi trỏ.
Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc khuỷ tay ở trong, vì nếu không chính ta bị tán lực và xâm nhập trung lộ.
Không cương cứng nhưng không buông thả, để sẵn sàng chuyển hoá thành đòn khác.
Chỉ sử dụng đỡ 2 cửa trên.
Có thể sử dụng để chống lại Cầm nã thủ.
Than thủ 1 - Duỗi
Hướng dẫn cách đỡ Than thủ mà điểm khởi đầu chính là thế lập tấn. Độ cao cổ tay xuất ra ở trên Chấn thuỷ. Tay Than ngửa ngay từ điểm khởi đầu rồi đưa ra phía trước theo một đường gần thẳng.

Lưu ý:

Chủ yếu để đỡ các đòn tấn công vào chấn thuỷ.
Có thể đưa ra từ từ cũng được vì nó đi theo đường thẳng từ trong ra cắt chéo hướng chuyển động của cổ tay đối thủ.
Cổ tay có thể lách lên tới tận mặt để đỡ những đòn phất thủ tầm cao mà không bị tự mình vả mình.
Than thủ 2 - Xoắn

Hướng dẫn cách đỡ Than thủ tài vị trí chấn thuỷ hoặc thấp hơn. Tay ta xoắn từ dưới lên tạo thành đường xoắn ốc. Điểm khởi đầu thường thế thủ khác như Hộ thủ, Phục thủ, Chẩm Thủ, v.v…

Lưu ý:

Chủ yếu đỡ các đòn tấn công tầm cao từ cổ trở lên.
Tốc độ xoắn của tay phải nhanh hơn tốc độ tấn công tới của đối thủ.
Nguyên lý Lực của Than thủ
Than thủ quá đặc biệt, vừa là kỹ thuật cơ bản nhất lại cũng là cao cấp nhất mà chỉ có Vịnh Xuân Quyền mới có. Điều đó chính là nhờ nguyên lý lực của nó. Khi kết hợp với tấn pháp Vịnh Xuân nó trở thành bộ đôi hoàn hảo và khó lòng bị đánh bại.

Tản lực
Khi nhận lực tại bất kỳ điểm nào từ ngón tay, cổ tay, cẳng tay, khuỷ tay, cho tới tận bả vai thì lực đó đều bị tiêu tán. Lực nhận vào bao nhiêu thì đều được truyền theo các khớp xương đã được khoá chắc ở các góc độ tối ưu (30 độ, 60 độ, 90 độ) đi xuống mặt đất…

Cái từ “bao nhiêu cũng hết” không hề ngoa. Bản than tôi đã đứng Than thủ cho học trò đánh vào và cảm nhận như sau:

Than thủ vững như cái đe còn đánh vào chỉ như búa gõ.
Cả 4 phương 8 hướng lực đánh vào cổ tay đều tiêu tán.
Có thể để 2 tay đè lên cũng không bị gục xuống.
Đối thủ túm kéo xuống không khác gì lấy dao đâm vào mình để tự sát.
Đẩy không đổ, kéo không ngã gạt không xoay.
Chỉ cần đánh đúng, Than thủ sử dụng rất hiệu quả để đỡ các đòn tấn công của đối thủ ở tầm trung và cao, ví dụ:

Đấm thẳng vào mặt, cằm, chấn thuỷ;
Đấm móc vào thái dương;
Chưởng vào mặt, cằm, ngực;
Tiêu chỉ thủ (xà quyền) vào cổ, tiêu chỉ vào mắt.
Xuyên lực
Tỉ lệ lực nhận và lực phản là nghịch nhau. Vì thế lực tiếp nhận gần bằng 0 có nghĩa là lực phản lại vô cùng lớn. Nếu thay vì phỏng thủ mà dùng vào mục đích tấn công thì Than thủ thật khủng khiếp. Nó như là một mũi giáo lao thẳng về phía đối thủ. Nếu đã ở bên trên thì khó lòng mà chặn được:

Nó có thể đánh rụng Bàng thủ để xuyên vào Chấn thuỷ.
Hộ thủ lúc đó chỉ như là chiếc lá bị đá đè.
Lan thủ sập như cầu bị gãy.
Thác thủ như lực sỹ gặp tạ ngàn cân.
Truất thủ, Khuyên thủ không khéo thành tự sát.
Lạp thủ, Cầm nã không khả thi.
Cũng như bất kỳ đòn tay Vịnh Xuân khác, nhất thốn kình xảy ra tại bất kỳ điểm nào từ trạng thái co nhất cho tới trạng thái duỗi nhất, mỗi 1 mm di chuyển là một sự khoá khớp tối ưu khiến đối thủ không tài nào ép tay ta vào được.

Muốn chặn được nó thì chỉ có Phục thủ và Chẩm thủ, Truất thủ (thật khéo), hoặc né tránh mà thôi. Có thể sẽ có nhiều phương pháp khác để chế hoá được Than thủ, nhưng để đạt được điều đó cần một chút công phu.

Ứng dụng Đỡ Than Thủ
Tôi tự tập được 3 cách đỡ chính. Trước khi học về ứng dụng thì ta thoả thuận một số thuật ngữ như sau:

Má ngoài: phần ngoài của cánh tay
Má trong: phân trong của cánh tay
Chéo: trái đối trái, phải đối phải
Trái: trái đối phải, phải đối trái
Đỡ má trong trái tay
Kỹ thuật này chỉ dùng đối kháng với người quá mạnh, giống trường hợp Diệp Vấn gặp vô địch quyền anh Mỹ. Còn trong trường hợp đối thủ cân sức hoặc yếu hơn thì ta dùng kỹ thuật “tiền trảm hậu tấu” như nêu trên.

Hình dung đối thủ dùng tay phải đấm vòng vào thái dương ta. Ta dùng tay trái Than thủ như sau:

Xuất Than thủ tại bên ngực trái, vì lúc này xuất phát điểm ở bên trái ta.
Xoay tấn để hướng về phía bên trái.
Đồng thời thu cùi trỏ vào trong khiến cổ tay đi theo một thẳng về phía khuỷ tay đối thủ
Kê cẳng tay ta đè lên cẳng tay đối thủ. Vì đỡ má trong nên điểm chạm có thể ở bất kỳ vị trí nào, nhưng khống chế sao họ không chạm được vào đầu mình.
Đồng thời tay phải tấn công.
Lưu ý:

Chuẩn bị sẵn tinh thần để đỡ tiếp đòn tiếp theo về phía bên phải của mình.
Tuyệt đối không nên ứng dùng cách này với sự tấn công vào trung lộ, bởi vì như thế không khác gì tự sát.
Đỡ má ngoài trái tay
Đây là ứng dụng cao cấp nhất của Than thủ. Khi đỡ được như vậy thì ta có thể ứng dụng ngay nguyên tắc Tiêu đả đồng thời để vừa dùng khuỷ tay đỡ vừa dùng ngón tay đánh. Hình dung đối thủ dùng tay phải đấm vào cằm ta. Ta dùng Than thủ tay trái như sau:

Xuất Than thủ tại bên ngực phải, vì lúc này xuất phát điểm ở bên trái ta.
Chuyển động cùi trỏ vào trong khiến cổ tay đi theo một đường chéo vào cằm đối thủ.
Kê cẳng tay ta đè lê cẳng tay tay đối thủ để cổ tay tới gần cổ đối thủ.
Nếu đứng yên thì tay phải có thể tấn công đối thủ.
Nếu đối thủ quá mạnh hoặc ta muốn tấn công tay trái thì ta xoay tấn hướng về bên phải.
Lưu ý:

Hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để có thể ứng dụng đòn này để đạt được tối ưu nguyên tắc tiết kiệm chuyển động.
Tuyệt đối không được dùng kỹ thuật này nếu đối thủ có ý định đấm vòng, vì như vậy vô hình chung ta tạo sơ hở trung tuyến của mình.
Đỡ má ngoài chéo tay
Đỡ má ngoài chéo tay là lấy tay trái của mình đỡ tay trái của đối phương, và ngược lại. Lấy ví dụ với tay trái. Khi đối thủ vừa xuất quyền tay trái vào trung lộ của ta thì đồng thời ta xuất Than thủ tay trái, như sau:

Xuất cổ tay đặt tại trung lộ của mình, bàn tay ở bên phải trung lộ.
Đưa tay ra chậm hơn đối thủ 1 nhịp.
Khi chạm tới là cùi trỏ mình nằm cạnh (bên trái) trung lộ, cổ tay chạm vào phần khuỷ tay đối thủ, cách cùi trỏ tầm 2 đốt (5 cm).
Cổ tay ở ngay cạnh trung lộ, phía bên phải, để đối phương không thể nào chuyển cùi trỏ lên đánh được.
Khi phản công thì cổ tay trùng xuống chiếm trọn trung lộ, để tay phải có thể đánh vào mạn sườn hoặc cổ, mặt.
Lưu ý:

Đòn đỡ này rất hiệu quả khi luyện tập, để tạo ra một tư thế khoá chéo 2 tay đối thủ với nhau.
Có thể chuyển hoá thành Chẩm thủ để tay phải tấn công vào mặt đối phương thuận lợi hơn.
Rất thuận lợi để tiếp tục bằng Lạp thủ và Cầm nã để khống chế hoàn toàn đối thủ.
Học Than Thủ qua Video
Ở dưới có vài video cho các bạn tham khảo về lý thuyết lực của Than Thủ cũng như ứng dụng của nó. Các bạn cần lưu ý tuyệt đối phải cẩn thận với tiếng Anh. Trong video đều nói đến Than Thủ SAI và Than Thủ ĐÚNG. Nếu các bạn nghe không rõ sẽ hiểu lầm cái SAI thành ĐÚNG thì rất tệ hại. Vì vậy có gì khó hiểu nên comment vào bài để còn được giải đáp kịp thời trước khi tập sai đi mất.

Thanh Long Master
Thanh Long Master

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 27/06/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết